Nhận định, soi kèo Shanghai Port vs Yokohama F. Marinos, 19h00 ngày 19/2: Khó cho cửa trên
Hư Vân - 19/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g lịch thi đấu uefa champions leaguelịch thi đấu uefa champions league、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Nhận định, soi kèo ISPE FC vs Thitsar Arman, 16h30 ngày 20/2: Trả nợ nhọc nhằn
2025-02-22 18:04
-
Bầy ngựa 8 con của anh Tú. Trong bầy có con ngựa trắng 7 tuổi giá 100 triệu khi trường đua còn mở của. Nay không ai mua. Anh Tú vốn thích đua ngựa. Từ chỗ thích đến mê, anh sắm cho mình một đôi ngựa. Từ đôi ngựa đầu tiên này vào năm 2008, chúng sinh sôi và được mua đi bán lại để đến hôm nay, khi đường đua không còn tiếng vó, bầy ngựa của anh đã lên đến 8 con.
'Nuôi ngựa - nhất là ngựa đua không dễ như trâu bò. Không chỉ thuần ăn cỏ, muốn có sức mạnh trên đường đua, ngựa phải được cho ăn thêm lúa, chích thêm thuốc.
Ngoài ra, mỗi ngày 2 lần, ngựa phải được dắt đi bộ nhiều cây số để tăng thêm sức. Chi phí thức ăn cho một con ngựa đua rất cao. Chưa kể, muốn gây thành đàn có giống ngựa tốt, người nuôi phải cho đi phối với giống ngựa ngoại. Lứa ngựa lai này sẽ to hơn, cao hơn, khỏe hơn ngựa Việt thuần chủng. Mỗi lần phối mất 3 triệu nhưng không phải phối là thụ thai. Vài lần như thế mới có kết quả', anh Tú nói.
Anh Tú và con ngựa 19 tuổi. 'Muốn nuôi được ngựa phải có tình thương với ngựa. Tôi đã nhiều lần đến trường đua Phú Thọ, nhìn những con ngựa lăn xả trên đường đua, thấy thương chúng vô cùng', anh Tú chia sẻ tiếp.
Bầy ngựa của anh vào lúc trường đua còn mở cửa lên đến 12 con. Bây giờ, các trường đua Phú Thọ, Đức Hòa, Đại Nam đều đã đóng cửa, bầy ngựa của anh lâm vào cảnh 'thất nghiệp' nên anh phải bán bớt.
8 con ngựa còn lại của anh bây giờ không được đầu tư như khi còn đua nên tướng mạo có phần giảm sút. 'Muốn bán lắm nhưng tìm người mua như mò kim đáy biển.
Anh thấy con ngựa trắng đó, nó đã được 7 tuổi rồi. Hồi Đại Nam còn đua, có người trả 100 triệu tôi không bán, giờ thì muốn bán không ai mua'.
Cũng như bao người nuôi ngựa mà chúng tôi có dịp tiếp xúc, anh Tú rất mong trường đua mở cửa lại để hàng ngày còn nghe tiếng vó ngựa trên đường, để còn có điều kiện chăm sóc thương yêu chúng. 'Cái nghiệp nuôi ngựa đua mà anh', anh Tú chua chát nói với chúng tôi.
Mong muốn mở lại trường đua
Con ngựa thật cao, đứng im cho chủ xịt nước tắm nó. Nhìn con ngựa thật đẹp, thật oai. 'Giống ngựa nước ngoài đó anh' anh Huỳnh Văn Lào 48 tuổi, nhà ở ấp Hậu Hòa, xã Đức Hòa Thượng - người đang tắm cho ngựa nói với chúng tôi.
'Gốc tích con ngựa này hơi ly kỳ một chút', anh kể tiếp. Cha mẹ nó giống nước ngoài nhưng nó sinh ra ở vùng cà phê (Đắk Lắk). Nuôi lớn, nó được bán cho khu du lịch Đại Nam làm ngựa đua. Cuối cùng, Đại Nam chuyển thẳng cho anh nuôi đến bây giờ.Chuồng ngựa nhà anh Lào. Anh Lào sinh ra trong một gia đình có truyền thống nuôi ngựa (từ đời ông, cha và giờ đến anh). Ngày xưa, cha ông của anh đều thường xuyên có mặt tại trường đua Phú Thọ. Ngựa nhà anh đã từng tham gia trên đường đua. Đến đời anh, trường đua vắng bóng ngựa, không còn nơi tung hoành nhưng ngược lại, bầy ngựa nhà anh lại tăng lên.
'Nếu ngày trước, cha ông theo nghiệp đua ngựa thì đến đời tôi, ngựa không còn được đua nên tôi chuyển sang kinh doanh. Tôi mua vào bán ra nên số ngựa nhiều dần ...'. Anh Lào kể lại.
Số ngựa hiện nay anh đang có lên đến 15 con gồm toàn ngựa thuần chủng ngoại nhập. Nhìn bầy ngựa của anh, con nào cũng cao to khỏe mạnh. Anh cho biết, nhiều nơi làm du lịch đã đến mua ngựa của anh. Một vài con xấu, anh bán lại cho một viện bào chế dược phẩm ở Ninh Thuận để nơi đây lấy huyết thanh. Chỉ hãn hữu lắm có những con ngựa bị chết mới được xẻ thịt, bởi thịt ngựa không được thông dụng lắm.
Ai cần giống ngựa tốt, muốn phối giống anh sẵn sàng hỗ trợ với giá rẻ. Anh nói, bây giờ ai cũng khổ. Phú Thọ, Đức Hòa, Đại Nam cả 3 trường đua đều đóng cửa. Có ai làm ra được đồng nào từ ngựa đâu nên anh chỉ lấy 1,5 triệu cho một lần ngựa phối giống trong khi ở những nơi khác lấy từ 3 - 5 triệu/lần.
Anh Lào tắm cho ngựa. Chi phí nuôi ngựa đua giá rất cao. Ngoài cỏ, mỗi ngày mỗi con còn cần phải có khoảng 100.000đ tiền thức ăn. Chính vì điều này đã làm cho số lượng ngựa và người nuôi giảm đáng kể.
Cũng may, những năm gần đây mầm bệnh của ngựa không xuất hiện giúp người nuôi đỡ một khoản chi phí.
'Nuôi vì tình yêu với ngựa chứ thật ra nghề nuôi ngựa, kinh doanh ngựa không có tương lai', anh Lào nói. Anh cũng cho biết, muốn phát triển nghề này điều kiện tiên quyết là phải mở lại trường đua. Đây cũng là điều kiện và lý do duy nhất để hồi sinh lại nghề vốn đã một thời vang bóng.
300 chuyến xe cứu người hằng đêm của chàng trai Bình Dương
Chàng trai 23 tuổi này đã có hơn 2 năm chạy khoảng 300 chuyến xe cấp cứu miễn phí, kịp thời đưa người bị nạn vào bệnh viện.
" width="175" height="115" alt="Gian nan nghề nuôi ngựa đua" />Gian nan nghề nuôi ngựa đua
2025-02-22 17:44
-
Tâm sự phía sau chuyện bạn thân thường rủ đến nhà chơi
2025-02-22 16:54
-
Chị Mai Thị Thu Thủy (31 tuổi, Tây Ninh) và ông xã Lee In Seok (46 tuổi, Hàn Quốc) hiện đang có tổ ấm nhỏ hạnh phúc ở Gyeonggi, Hàn Quốc với 2 nhóc tì nhí, một gái, một trai đáng yêu. 8 năm kết hôn và theo chồng sang xứ sở Kim Chi sinh sống, dù chỉ ở nhà nội trợ chăm con nhưng chị hài lòng và viên mãn với những gì mình đang có.
Trước khi quen anh Seok, chị Thủy từng làm lễ tân kiêm thủ quỹ cho một công ty tư nhân. Buổi tối, chị dậy thêm cho học sinh để kiếm thêm thu nhập. Chị tình cờ biết anh Seok khi làm hướng dẫn viên bất đắc dĩ cho sếp người Hàn Quốc của bạn thân mình sang Việt Nam công tác.
Cũng kể từ đó, cuộc đời của chị bước sang một lối rẽ khác mà chị chưa bao giờ nghĩ tới, đó là kết hôn với người ngoại quốc. Trong suốt thời gian làm hướng dẫn viên, chị được người sếp đó giới thiệu bạn thân của mình – anh Seok cho chị.
Vậy là anh chị tìm hiểu nhau 8 tháng qua yahoo. Vì cả 2 đều là dân văn phòng, biết một chút tiếng Anh nên cứ trò chuyện bằng ngôn ngữ thứ 3 này. Đồng thời, suốt thời gian đó, anh Seok cứ đi đi về về Hàn Quốc và Việt Nam. Và sau 4 lần đi lại như vậy, anh Seok đã nhận được cái gật đầu đồng ý làm vợ của chị Thủy.
“Lần đầu tiên anh sang Việt Nam, chúng mình gặp nhau lần đầu. Lần thứ 2 anh sang để tỏ tình với mình xem mình có đồng ý làm bạn gái anh không. Lần 3 sang, chúng mình đi chụp ảnh cưới và ra mắt gia đình còn lần 4 sang là tụi mình tổ chức đám cưới.
Mình thấy anh hiền, ít nói và khá trẻ so với tuổi. Hơn nữa vì khoảng cách 2 nước không gần, anh công viêc bận rộn nên đi đi về về khá vất vả. Lần nào anh sang tối thứ 6 đến chủ nhật cũng vội về nên mình nhận lời luôn. Lúc đó mình 23 tuổi”, chị Thủy chia sẻ.
Từ lúc tìm hiểu đến cưới, chị Thủy chỉ gặp anh Seok 4 lần.
Nhớ lại lần đầu tiên gặp gỡ, chị Thủy kể, đó là một ngày thứ 7 của đầu tháng 8. Xong công việc buổi sáng ở công ty, chị đến khách sạn đã đặt trước cho anh để đón anh đi ăn và đưa anh đi khu du lịch sinh thái ở TP. HCM tham quan. Lần đó ở khu du lịch, nhìn thấy các cặp đôi chụp ảnh cưới, chị đã nói với anh rằng hãy chụp ảnh cưới ở đây nếu kết hôn với người Việt.
Tuy nhiên đáp lại, anh khiến chị bật cười vì câu nói “Tôi sẽ không kết hôn. Tôi không có người yêu”.
Thế nhưng sau đó, để thực hiện được mong muốn của chị, anh đã quyết tâm cưa đổ và tỏ tình với chị trong lần thứ 2 sang Việt Nam.
“Mặc dù anh là người Hàn Quốc nhưng không có màn cầu hôn lãng mạn như trong phim đâu. Anh là dân IT nên không lãng mạn nhiều. Lần thứ 2 anh sang Việt Nam có dẫn theo một người bạn thân nữa. Lần này may mắn cô bạn thân của mình công tác ở Đà Nẵng, bay vào Sài Gòn làm thông dịch cho anh luôn vì tiếng Anh của tụi mình cũng giới hạn.
Mình nhớ hôm đó, giữa đêm 4 người ra công viên 23/9 ở Sài Gòn. Anh không cầu hôn mà bạn mình cầu hôn hộ bảo “Ông Lee thích mày đó. Ông nói muốn tìm hiểu mày, có đồng ý làm bạn gái ông không?”. Và mình nhận lời. Rồi cứ thế 2 đứa chat yahoo, anh cầu hôn hỏi cưới mình ở đó. Cả 2 lên kế hoạch đi chụp hình cưới ở Hồ Cốc”, chị Thủy nhớ lại.
Kết hôn với anh Seok, chị Thủy không sang thăm nhà cũng không ra mắt gia đình anh.
Mặc dù đồng ý yêu và cưới anh Seok nhưng trước khi dẫn anh về ra mắt, chị Thủy bị gia đình phản đối rất nhiều. Sau khi xem chương trình “Những người con xa xứ” phát trên tivi, có nhiều phóng sự về cuộc sống bất hạnh một số cô dâu Hàn, bố chị càng lo sợ hơn, sợ chị cũng sẽ có một cuộc sống như vậy. Ông nhất quyết không chịu gả con làm dâu Hàn Quốc.
May mắn nhờ có chị gái sống cùng ở Sài Gòn, từng gặp anh Seok thuyết phục thêm nên bố chị đã dần dần đồng ý.
“Mình sống với chị gái ở Sài Gòn. Chị gái cũng từng gặp ông xã mình nên nói vào cho bảo rất hiền, có tìm hiểu đàng hoàng, không sợ bất trắc đâu. Vậy là bố nguôi giận và đồng ý. Mình tin tưởng anh lắm. Mình còn không đến xem cuộc sống của anh, ra mắt gia đình anh trước khi kết hôn vì làm giấy tờ bảo lãnh phải nhờ công ty ký phiền phức. Sau khi cưới xong có visa kết hôn mình mới sang”, chị Thủy thổ lộ.
Kết hôn cuối tháng 4 đến đầu tháng 7 chị Thủy sang Hàn Quốc sinh sống cùng ông xã. Dẫu biết cuộc sống mới có nhiều bỡ ngỡ nhưng may mắn nhờ chồng yêu thương, gia đình chồng quý mến nên chị dễ dàng hòa nhập. Đặc biệt ngay sau khi sang, anh đăng ký ngay lớp học tiếng Hàn cho chị, đi đâu cũng đưa đi và phụ chị làm việc nhà mỗi khi đi làm về nên chị không gặp nhiều khó khăn.
“Ông xã dân IT không lãng mạn, không biết nói lời yêu thương nhưng lại rất quan tâm. Anh để ý mình thích ăn gì để lần sau mua mà mình không cần bảo. Hồi chưa có con cứ cuối tuần anh dẫn đi chơi. Mỗi năm đều đưa vợ đi du lịch hay cuối tuần chở vợ đi mua sắm. Anh làm văn phòng từ thứ 2-6, thứ 7, chủ nhật dành hết cho gia đình”, chị cho hay.
Không những vậy, 2 lần mang bầu cách nhau 5 năm chưa bao giờ chị phải đi khám một mình. Lúc nào anh cũng sắp xếp công việc để đi cùng chị. Và điều quan trọng, anh luôn tôn trọng mọi quyết định của chị, để chị quyết định mọi việc mua sắm trong nhà.
Vợ chồng chị kết hôn ở cả Việt Nam và Hàn Quốc.
Suốt 8 năm kết hôn, nhiều cặp vợ chồng sẽ có lúc xô đũa xô bát nhưng vợ chồng chị chưa một lần nào cãi vã. Chị thuộc tuýp người xởi lởi, hay nói, anh lại hiền khô, ít nói nên cứ bù trừ cho nhau. Những lúc chị nóng thì anh nguội nên cuộc sống gia đình cứ đầm ấm, vui vẻ suốt 8 năm qua.
Đặc biệt, anh luôn quan tâm mua quà tặng chị bất kể ngày lễ lớn nhỏ nào của Hàn Quốc khiến chị luôn cảm thấy ấm áp và hạnh phúc. 8 năm sang Hàn, ngày cưới và ngày sinh nhật chị chưa bao giờ anh quên. Năm nào anh cũng mua bánh kem cầm về để tổ chức cho chị rồi cùng chị đi ăn ở ngoài hàng hoặc nếu về trễ sẽ bù lại cho chị vào cuối tuần. Còn kỷ niệm ngày cưới nào, anh cũng tìm chỗ để đưa cả nhà đi du lịch.
Chia sẻ những món quà ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 ông xã tặng, chị Thủy cười cho biết, ở Hàn ngày sinh nhật và ngày cưới mọi người không bao giờ quên, ông xã chị cũng vậy, thậm chí ngày lễ lớn nhỏ nào ở Hàn Quốc, anh cũng đều mua quà tặng chị nhưng ngày 8/3 thì lại không có gì.
Món quà 8/3 lần đầu tiên cũng là lần duy nhất anh tặng chị là nữ trang. Hồi đó là khi cả 2 đang tìm hiểu, anh đã hỏi bạn chị để tặng chị một món quà ý nghĩa trong ngày này. Thế nhưng sau khi chị sang Hàn Quốc sinh sống, ngày 8/3 năm nào của chị cũng như bao ngày bình thường khác. Ngày lễ vợ chồng, anh cũng mua một chậu hoa về tặng, ngày chị cấn bầu 2 bé, anh cũng ôm một bó hoa mang về nhưng ngày 8/3 lại không.
“Mình sang Hàn Quốc nên tụi mình không sử dụng ngày lễ Việt Nam nữa mà sử dụng ngày lễ của Hàn Quốc. Ngày lễ Hàn nào, chồng mình cũng đưa vợ đi ăn và đi mua sắm rồi ngày lễ tình nhân cũng có socola. Mình cũng hỏi "sao anh không tặng hoa hay quà cho em ngày 8/3?". Ông xã bảo "bên này không có ngày 8/3, thẻ của anh em giữ, mật khẩu mình cũng biết nên em thích gì thì cứ mua". Vậy là huề vốn”, chị cười.
Những ngày sinh nhật và ngày cưới, ông xã chị luôn luôn nhớ và tặng quà.
Chị Thủy bộc bạch, cuộc sống ở Hàn xa nhà, không được về thăm bố mẹ nhiều như trước nhưng chị may mắn có ông xã và gia đình chồng yêu thương, đặc biệt chị đang có tổ ấm nhỏ hạnh phúc, đối với chị, cuộc sống xa quê chỉ cần vậy là đủ. Chị không quan trọng ngày 8/3 bởi với chị ngày nào cũng là ngày 8/3 rồi.
Cú sốc ông bố Việt lần đầu đến nhà con gái lấy chồng Hàn Quốc
Sang Hàn Quốc thăm con cháu, ông Thảo chứng kiến rất nhiều chuyện bất ngờ. Trong đó, có nhiều điều văn minh, tiến bộ nhưng cũng có những việc khiến ông chạnh lòng ...
" width="175" height="115" alt="Cô gái Tây Ninh lấy chồng Hàn Quốc, 8 năm sống chung chưa 1 lần nhận quà 8/3" />Cô gái Tây Ninh lấy chồng Hàn Quốc, 8 năm sống chung chưa 1 lần nhận quà 8/3
2025-02-22 16:52



Nhưng mọi hi vọng dập tắt khi bác sĩ kết luận Cừ bị di chứng chất độc da cam từ bố - một người lính trở về từ chiến trường Quảng Trị.
‘Chúng tôi sốc và buồn nhưng vẫn phải chấp nhận. Con bị như vậy mình càng thương con hơn’, bà nói.
Đỗ Hà Cừ chỉ có thể nằm một chỗ, chân tay anh co quắp không thể cử động. Mọi việc ăn uống, tắm rửa, đi vệ sinh… anh đều phải nhờ đến đôi tay mẹ.
Con không thể đến trường, bà Hà vừa là mẹ vừa là cô giáo của anh. Hàng ngày, trước khi đi làm, bà lại viết chữ trên tấm bảng con. Cậu bé Đỗ Hà Cừ ở nhà tập đọc. Khi mẹ đi làm về, có gì không hiểu anh lại nhờ mẹ giảng dạy.
Là người yêu thích và thuộc nhiều thơ lục bát, những lúc có thời gian rảnh bà đều dạy con đọc thơ, nâng cao vốn từ ngữ.
Ngày bé, con hay ốm là khoảng thời gian vất vả nhất của người phụ nữ Thái Bình. ‘Tôi nhớ nhất năm con 13 tuổi thường xuyên bị co giật. Cơ thể và cổ họng Cừ co cứng, không thể ăn uống được, chúng tôi phải mời bác sĩ đến nhà để chữa trị.
Tôi xin nghỉ 7 tháng không lương để chăm sóc con. Vợ nhiều đêm thức trắng, chồng thì làm ngày làm đêm để lo kinh tế cho cả gia đình’, bà nhớ lại.
‘Khó khăn nhất là việc tắm cho Cừ. Ngày con bé, tôi có thể bế con vào nhà tắm nhưng nay mỗi lần tắm cho con, cả hai vợ chồng hợp sức mới có thể’.
![]() |
Phía sau chiếc xe lăn của anh luôn có bóng dáng của mẹ - bà Nguyễn Thị Kim Sơn |
Nhà tắm của gia đình cũng được thiết kế riêng để tiện việc tắm rửa cho Cừ. Trải một tấm nilon dưới sàn, 2 vợ chồng đưa con vào đặt lên nilon. Lúc này, người mẹ mới từ từ dội nước, gội đầu cho chàng trai nay đã 36 tuổi.
‘Chân tay, cơ thể con co cứng nên việc cởi và mặc quần áo rất khó khăn. Có những việc chỉ có tôi mới có thể làm cho con. Vì vậy, tôi rất ít khi xa con…’, bà nói.
Bà Sơn cũng nhớ lại về lần bà lên Hà Nội để thăm người con trai thứ 2 đang học đại học. Ở nhà, suốt một ngày, anh Cừ không thể đi vệ sinh dù có sự hỗ trợ của bố và người thân. Cuối cùng, người mẹ phải trở về để giúp đỡ anh.
Thương mẹ nên có thời gian Đỗ Hà Cừ nhịn ăn, cố gắng giảm cân để mẹ đỡ vất vả khi bế anh. Tuy nhiên thấy con gầy gò, bà Sơn lại ép anh ăn uống trở lại.
‘Người ta từng nói tôi lo việc bao đồng’
Ý tưởng thành lập thư viện miễn phí mang tên ‘Không gian đọc’ vào tháng 7/2015 của Đỗ Hà Cừ được mẹ anh rất ủng hộ.
Ban đầu, vợ chồng bà Sơn dùng tiền của gia đình để đóng tủ, mua sách… để giúp con xây dựng thư viện miễn phí. Sau này, những nhà hảo tâm đã tài trợ để giúp thư viện lớn mạnh hơn.
Hiện, thư viện của anh có hơn 4.000 đầu sách với hơn 900 độc giả. Đồng thời, anh phát triển thêm 9 tủ sách do người khuyết tật quản lý tại các tỉnh, mỗi tủ từ 700 - 2.500 cuốn sách. Trong năm 2020, anh mong muốn thành lập thêm 14 tủ sách nữa cho người khuyết tật.
![]() |
Đỗ Hà Cừ bên cạnh bố mẹ tại thư viện miễn phí |
‘Khi đồng ý cho con thành lập thư viện miễn phí, tôi nhận được nhiều lời ngăn cản. Họ nói tôi ‘đã nuôi con tàn tật còn lo chuyện bao đồng’ nhưng tôi vẫn ủng hộ con’.
Trước đây, thư viện mở cửa tất cả các ngày nhưng do lượng học sinh đến quá đông (có ngày đón hơn 40 người), Cừ và bà Sơn đã phải xây dựng lại nội quy thư viện.
Theo đó, thư viện chỉ mở cửa vào chiều thứ Bảy và Chủ nhật, vào mùa hè sẽ mở cửa tất cả các ngày.
‘Có những trưa đang ngủ, những đêm tối muộn hay chúng tôi đang bận việc cũng phải bỏ dở để mở cửa đón các bạn nhỏ bấm chuông. Tôi thường xuyên phải quét dọn nhà cửa, nấu nước… vì hàng chục người đến nhà mỗi ngày.
Tuy vất vả nhưng khi con vui, tôi cũng vui lây. Bên cạnh đó, trước những bạn nhỏ ngoan ngoãn, yêu sách, chúng tôi không nỡ chối từ’, bà Sơn nói.
Để chăm sóc con, chồng của bà Sơn phải chuyển công tác từ Hà Nội về Thái Bình để hỗ trợ vợ. Em trai của Đỗ Hà Cừ cũng xin công tác gần nhà để cùng bố mẹ đồng hành với anh trai.
‘Chồng tôi bị tiểu đường nhiều năm nay nên sức khỏe yếu, tôi cũng mắt mờ, thường xuyên đau chân nhưng hai vợ chồng vẫn cố gắng để chăm sóc con trai. Chúng tôi chỉ mong có sức khỏe để có thể giúp đỡ con trong các hoạt động vì cộng đồng’, bà Sơn nói.
Năm 2018, Đỗ Hà Cừ là một trong 20 thủ lĩnh có thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện được nhận bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam. Năm 2019, anh nhận bằng khen của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch trao tặng cho ‘Không gian đọc hi vọng’ đạt Giải thưởng văn hóa đọc 2019. Năm 2020, Đỗ Hà Cừ là một trong 10 gương mặt tiêu biểu nhận giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2019. Phía sau tất cả những thành tích của mình, Đỗ Hà Cừ nói: ‘Không có mẹ, tôi sẽ không thể làm được gì’. |

9x tuột giấc mơ đại học vì nghèo nay lọt top Forbes Việt Nam
Hà Minh Khôi là một trong 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật nhất của Việt Nam năm 2020 do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn.
" alt="Hành trình nuôi con thành ‘thủ lĩnh’ của bà mẹ Thái Bình" width="90" height="59"/>
Bà Nguyễn Thị Sang (66 tuổi) và con dâu Dương Hồng (38 tuổi) từng gây ấn tượng với khán giả truyền hình trong chương trình Mẹ Chồng Nàng Dâu khi mẹ chồng chia sẻ câu chuyện ‘ghẹo’ con dâu ‘lấy phân su chăm sóc da mặt’.
Nếu bà Sang hài hước 1 thì chị Hồng, với bản tính thật thà, ai nói sao nghe vậy, lại gây cười đến 10. Chị Dương Hồng là người phụ nữ khuyết tật, bán vé số dọc chợ Hóc Môn được nhiều người yêu quý.
Chị Hồng được mọi người khen thật thà, có hoàn cảnh đặc biệt nhưng luôn sống lạc quan. Chị kết hôn với anh Phương Thành (41 tuổi), con trai bà Sang, cũng không lành lặn cơ thể nhưng luôn cố gắng vượt lên số phận.
Trước đó, ‘Gõ Cửa Thăm Nhà’ ghé thăm gia đình nhưng đôi vợ chồng đi bán vé số chưa về, khiến Thuý Nga và Quốc Thuận phải lặn lội ra chợ tìm kiếm. Đã gần tới giờ xổ số nhưng chị Hồng vẫn còn nhiều vé, Thuý Nga nhanh nhẹn ‘trổ tài’ bán giúp để đôi vợ chồng sớm về nhà chuẩn bị bữa cơm chiều.
Trong căn nhà nhỏ của bà Sang là đại gia đình 3 thế hệ với đôi vợ chồng già, gia đình anh Thành và gia đình em trai - anh Toại (38 tuổi).
‘Nhà tôi Tết đến còn không có được bữa cơm gia đình. Con tôi đi tứ xứ, con dâu thì về quê. Bình thường mấy đứa nhỏ bận rộn nên tôi cũng hiểu, mỗi người một tô là xong" - bà Sang chia sẻ.
Bữa cơm càng dài thì nhiều câu chuyện càng được hé lộ. Thành và Toại là hai anh em nhưng đã không nói chuyện với nhau 5 năm ròng, dù ở chung một nhà. Có lẽ vì thế mà bữa cơm gia đình cũng trở nên hiếm hoi.
Sau khi được nghệ sĩ Quốc Thuận mở lời, Toại thật lòng: ‘Khúc mắc trong nhà thì lúc nào cũng có, nhưng anh em giữ trong lòng vậy thôi, chứ không muốn nói ra ngoài!’. Đến lúc này, bà Sang mới nghẹn ngào: ‘Con cái từ bụng mình ra, mang cùng một dòng máu mà không vui với nhau cũng rất đau lòng!’.
Khi nghệ sĩ Quốc Thuận hỏi Thành có muốn anh em thuận hoà không, nguyên nhân mới được hé lộ: ‘Mong muốn lớn nhất là mong chị em dâu nên thay đổi!’. Hoá ra để giữ hoà khí gia đình, anh em Thành - Toại đã giữ im lặng trước những xích mích của chị em dâu. Ngần ấy năm, bà Sang có những đêm khóc thầm vì con cái không thuận hoà. Lúc này, em dâu của Hồng toan lui vào trong vì không giấu nổi cảm xúc.
Nghệ sĩ Thuý Nga nhanh chóng giữ chân: ‘Nga muốn bữa ăn hôm nay gia đình mình phải bên nhau’. Lúc này, anh em Thành - Toại và chị em dâu Hồng cùng xích lại để hoà giải. Họ đã nắm tay nhau, xin lỗi nhau và hứa cùng thay đổi.
![]() |
Hai cô con dâu đồng ý làm lành với nhau. |
Bà Sang cũng nắm tay con xúc động: ‘Hôm nay nhờ cô chú bắc nhịp cầu cho hai con, để anh em vui vẻ với nhau. Thật lòng, ngày mai mẹ có chết cũng mãn nguyện!’.
Những xích mích, mâu thuẫn đều được hoá giải sau cái bắt tay và lời xin lỗi chân thành. Tiếng cười trở lại với gia đình bà Sang. Đặc biệt, Thuý Nga đã bí mật dạy chị Hồng, vốn không biết chữ, nắn nót viết ‘Con thương Mẹ’ để bày tỏ tình cảm với mẹ chồng.

Mẹ chồng ác cảm vì con dâu là 'gái nạ dòng'
Tôi trước giờ vẫn ăn ở phúc đức nhưng không ngờ lại chẳng gặp lành. Đứa con trai duy nhất mà tôi tự hào mãi 34 tuổi mới chịu lấy vợ, nhưng không ngờ cháu lại lấy ngay một người tuổi đã 32, có một con trai.
" alt="Thuý Nga, Quốc Thuận hoá giải mâu thuẫn khiến 2 anh em ruột từ mặt nhau suốt 5 năm" width="90" height="59"/>Thuý Nga, Quốc Thuận hoá giải mâu thuẫn khiến 2 anh em ruột từ mặt nhau suốt 5 năm
Trước hết, tôi cảm nhận vợ chồng bạn H.B là người có lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình.
Tôi chắc chắn, trước khi ký hợp đồng mua bán, bạn đã tìm hiểu kỹ dự án. Tất nhiên bạn cũng biết bên cạnh chung cư có một nghĩa trang. Việc mua hay không, đều do vợ chồng bạn quyết định. Bạn đồng ý mua nhà, có nghĩa là đã xác định tư tưởng, sống chung với khu tập thể ‘người đã khuất’.
Quan điểm của tôi, người sống có nhà cửa để ở, người chết có nơi chốn để yên nghỉ, đó là điều hiển nhiên trong cuộc sống, không có gì nặng nề hay ám ảnh đến mức phát hoảng giống như vợ chồng bạn.
Còn việc bạn bức xúc vì các gia đình không đưa người khuất ra nhà tang lễ mà tổ chức đám tang tại nhà, tôi cho rằng, chỉ các hộ không có điều kiện mới phải thuê nhà tang lễ.
Tổ chức ở nhà tang lễ có rất nhiều bất tiện, nhất là mặt thời gian. Mỗi ngày, nhà tang lễ tiếp nhận, tổ chức cho nhiều đám ma khác nhau. Thời gian tổ chức, cách tổ chức… đều phải tuân thủ theo quy định của ban quản lý.
Như vậy, nhiều gia đình có con cái, họ hàng ở xa, không về kịp để dự tang lễ, sẽ áy náy. Còn tổ chức đám ma tại nhà, thời gian thoải mái hơn, người quá cố cũng được an ủi phần nào khi con cái, cháu chắt, họ hàng đều có mặt đông đủ.
Về vấn đề kèn, trống đám ma, tục ngữ có câu: ‘Sống dầu đèn, chết kèn trống’. Người dân quan niệm, khi trong nhà có người mất, phải mời kèn trống đến thổi, để tiễn biệt người đã khuất, bày tỏ sự tiếc thương, trọn vẹn tình nghĩa.
Đây là phong tục từ ngàn xưa truyền lại. Tôi nghĩ nó thuộc về vấn đề văn hóa. Bạn có thể tìm hiểu trong một số tư liệu viết về phong tục Việt Nam, đều nhắc đến.
Ngay cả đám tang tổ chức trong nhà tang lễ cũng có sử dụng kèn trống, nếu gia đình yêu cầu. Thử hỏi, các hộ dân sinh sống xung quanh nhà tang lễ cũng nghĩ như bạn thì hình thức kèn, trống này phải bỏ hay sao?
Tuy nhiên, các gia đình tổ chức đám tang tại nhà cũng nên điều chỉnh thời gian thổi kèn, đánh trống, tránh làm phiền người dân sống trong khu vực.
Ví dụ: Đám tang chỉ nên thổi kèn, đánh trống trước 10 giờ tối. Sau khung giờ này là tạm dừng. Nhiều địa phương cũng áp dụng quy định đó từ lâu. Như vậy, không làm ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của các gia đình khác.
Trong bài viết, bạn không viết rõ là các gia đình đó thổi kèn, đánh trống đến mấy giờ khuya? Vì vậy tôi không hiểu bạn than phiền vì tiếng kèn, trống gây khó chịu cho mình hay phản ánh các hộ gia đình gây ồn quá giờ quy định?.
Nếu muốn góp ý, bạn có thể đề nghị với chính quyền sở tại, để họ nhắc nhở các gia đình tuân thủ quy định.
Tuy vậy, mỗi đám tang cũng chỉ diễn ra trong 1 ngày, nhiều lắm là 2 ngày. ‘Nghĩa tử là nghĩa tận’, bạn cần nghĩ thoáng ra, thông cảm với gia chủ, đừng suy nghĩ một chiều như vậy.
Mẹ chồng tôi mất năm 2018, do nhà cửa chật chội, không có chỗ bắc rạp, đặt quan tài nên chúng tôi đành tổ chức tại nhà tang lễ của bệnh viện lớn ở Hà Nội.
Sau khi chu toàn cho cụ, tôi tính sơ sơ cũng tốn khoảng 70 - 80 triệu đồng. Bao gồm cả tiền xe đưa tang, lễ nghi, khâm liệm, nhà lạnh, kèn trống...
Nếu tổ chức tại nhà, tôi có thể giản tiện nhiều chi phí, hoặc thuê bên công ty tổ chức tang ma, lựa chọn các gói giá rẻ hơn. Như vậy, việc bạn nói tổ chức tại nhà tang lễ tiết kiệm, văn minh hơn là không đúng.
Văn minh không có nghĩa là bỏ đi cái cũ mà là thay đổi cái cũ theo hướng tích cực. Ví như hình thức an táng bằng hỏa thiêu thay cho cải táng là việc nên làm, tôi rất ủng hộ quan điểm đó của bạn.

Đi làm về, vợ chồng trẻ hoảng hồn thấy ngôi mộ xuất hiện trước cửa sổ
Vào một ngày mưa gió, sau khi đi làm về, vợ tôi mở cửa sổ thì thấy một ngôi mộ vừa đắp cỏ xuất hiện rất gần trong tầm mắt. Cô ấy hét toáng lên.
" alt="Mua chung cư sát nghĩa trang, đừng kêu ca" width="90" height="59"/>
- Nhận định, soi kèo Al Fahaheel vs Al
- Lấy vợ kém 27 tuổi, người đàn ông bị cảnh sát hiểu nhầm bắt cóc trẻ con
- Nếu con thi trượt
- Tôi trẻ, đẹp, giỏi giang, không hiểu sao chồng vẫn ngoại tình
- Soi kèo phạt góc Galatasaray vs AZ Alkmaar, 00h45 ngày 21/2
- Sự biến mất bí ẩn của gò đất trên sông Đồng Nai
- Hàng trăm nghìn smartphone xách tay không dùng được 5G ở Việt Nam
- Sau một đêm 'thân mật', bạn gái báo tin có thai khiến tôi hoang mang
- Nhận định, soi kèo Lion City Sailors vs Muangthong United, 19h00 ngày 20/2: Ngược dòng?
